Môi giới móc ngoặc,ábiệtthựliềnkềvenHàNộichỉtăngởmiệngcòku bet đẩy giá ảo
Có nhu cầu mua nhà biệt thự, liền kề ở phía Tây Hà Nội, chị Thúy Hồng (39 tuổi, ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội) liên tục được môi giới bất động sản mời chào những căn bán cắt lỗ. Cuối tháng 8, chị Hồng được một môi giới chào bán căn biệt thự 240 m2ở dự án Khu đô thị mới Geleximco (đường Lê Trọng Tấn, H.Hoài Đức) với giá 16,5 tỉ đồng thu về. Sau đó, khi chị chốt được giá và tính làm hồ sơ đặt cọc thì bên môi giới báo lại là chủ nhà chưa vội bán, nếu thích mua, phải trả giá cao hơn.
Gần một tháng sau, chị Hồng vẫn đọc được thông tin rao bán chính căn biệt thự trên tại nhiều nền tảng rao vặt bất động sản. "Giá rao bán khá loạn, nơi giá 17 tỉ đồng, chỗ lại 17,5 tỉ đồng nhưng đều cao hơn giá tôi chốt mua", chị Hồng kể.
Qua tìm hiểu, chị Hồng biết được chính nhóm môi giới đã "ôm vào" căn biệt thự kể trên, còn chị bị lợi dụng làm "thước" đo lực cầu. Trong khi đó, một số môi giới cũng thừa nhận, từng rơi vào tình cảnh "tham thì thâm khi" xuống tiền "ôm" vào thì bị "kẹp" hàng.
Anh Hoàng Ngọc Phương (35 tuổi), một môi giới bất động sản đang bị kẹp hàng là căn nhà liền kề tại dự án Khu đô thị Nam An Khánh (H.Hoài Đức), cho hay vừa nhận được bài học đau đớn, gậy ông đập lưng ông vì chính chiêu trò trên.
Cụ thể, tháng 6 vừa qua, thấy có người rao bán căn nhà liền kề 210 m2với giá 18,5 tỉ đồng thu về và có 3 - 4 khách cùng quan tâm. Có người đã trả đến 18 tỉ đồng nên nhóm anh Phương nghĩ thị trường bắt đầu ấm lên.
"Chúng tôi hùn tiền mua căn nhà đó với giá 18,1 tỉ đồng rồi rao bán 19,5 tỉ đồng. Nhưng vài tháng qua không bán được. Trong nhóm có người phải vay mượn để hùn vốn nên đang méo mặt trả lãi. Sau tìm hiểu mới biết, khách trả giá 18 tỉ đồng chính là người thân của chủ nhà. Họ lùa chúng tôi mua lại để "thoát" hàng. Giờ chúng tôi muốn bán với giá 17,8 tỉ đồng mà không ai hỏi", anh Phương nói.
Thị trường ấm ở "miệng cò"?
Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản phân khúc nhà biệt thự, liền kề có vẻ như chỉ đang ấm lên ở "miệng cò". Thời gian qua, thị trường chứng khoán có nhịp chỉnh giảm điểm mạnh khi Ngân hàng Nhà nước hút tiền về, tỉ giá ngoại tệ tăng. Nhận định cơ hội mua bắt đáy cổ phiếu nên anh Bùi Văn Trường (39 tuổi, ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội) rốt ráo rao bán căn nhà liền kề ở dự án Hinode Royal Park (H.Hoài Đức, Hà Nội) với giá 8 tỉ đồng thu về.
"Tôi rao hơn 2 tuần mà không có một khách nào hỏi mua. Môi giới bất động sản thì liên tục hối thúc giảm giá bán xuống dưới 7 tỉ đồng mới có thể tìm được khách. Nếu chỉ lướt xem trên mạng sẽ rất khó biết được đâu là giá thật, đâu là giá ảo. Chỉ khi là người có bất động sản bán mới cảm nhận rõ được thị trường khó khăn thế nào", anh Trường ngao ngán.
Theo khảo sát của Thanh Niên, với các khoản cho vay cá nhân, cho vay tiêu dùng, nhiều ngân hàng cũng đang có những động thái hạ lãi suất. Một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất dưới 8%/năm cho một số khoản vay cá nhân. Tuy nhiên, điều kiện cho vay không hề được nới.
Chẳng hạn, một khoản vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước được rao lãi suất 8%/năm. Sau thời gian ân hạn, người vay chịu mức lãi suất mới: lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ 3,5 - 4%/năm nên lãi suất cho vay vượt 10%/năm. Bên cạnh đó, điều kiện và thủ tục với khách hàng vẫn được các ngân hàng siết chặt.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết thị trường chưa có nhiều tín hiệu ấm lên. Tại thị trường thứ cấp, với phần lớn người mua có nhu cầu ở thật thì rất khó tạo "sốt" ở bối cảnh hiện nay.
Theo ông Đính, bất động sản vẫn còn khó khăn về pháp lý, tài chính, trái phiếu nên một số môi giới vẫn tung tin gây hoang mang, nhiễu loạn thị trường để trục lợi. Cơ quan quản lý, lực lượng chức năng tại các địa phương cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Về lâu dài, để giúp người dân có nhu cầu ở thực dễ tiếp cận nhà ở, Nhà nước cần đẩy mạnh nguồn cung mới ra thị trường, nhất là nhà ở xã hội để tạo thanh khoản. Thông qua đó, vừa làm ấm thị trường bất động sản, góp phần phục hồi nền kinh tế, lại vừa thiết lập mặt bằng giá thấp hơn hiện nay.